Tiểu Sử Thầy Thích Trúc Thái Minh

“Lý tưởng của Thầy là xây dựng chùa Ba Vàng thành một tùng lâm, một trung tâm Phật giáo lớn để độ thật nhiều người, giúp họ kết duyên với Phật Pháp và hướng thiện. Thầy phát nguyện dù có bỏ xác, dù có chết ở đây Thầy cũng sẵn sàng.” – Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng

Xuất thân Thầy Thích Trúc Thái Minh

Thầy Thích Trúc Thái Minh, tên thế danh là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 3/3/1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Thầy là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em.

Được sống trong gia đình gia giáo, nề nếp, có truyền thống theo đạo Phật nên ngay từ lúc nhỏ, Thầy đã biểu lộ là người thông minh, hiếu học và có lòng hiếu thảo đặc biệt.

Như lời gia đình chia sẻ, từ nhỏ, Thầy là người con rất chăm chỉ, biết gia đình khó khăn nhưng không dám vòi vĩnh. Thầy luôn thường nghĩ cho cha mẹ, từ ăn đến mặc rất sơ sài, hễ đi học về là Thầy đều phụ giúp cha mẹ việc nhà. Đặc biệt, Thầy rất kính quý bà nội – một người phụ nữ hiền thục, một người cư sĩ tại gia thuần thành, kính tín Tam Bảo.

Một lần, khi được bà nội cho xem quyển kinh Phật Bà chùa Hương (hay là chúa Ba, Quán Thế Âm Bồ Tát). Đọc quyển kinh ấy, Thầy rất xúc động về câu chuyện của chúa Ba chặt tay, móc mắt để làm thuốc chữa bệnh cho cha mình – vua Trang Vương. Khi ấy Thầy mới 8 tuổi, chưa hiểu gì nhiều, chưa biết phát nguyện là gì, nhưng tự trong tâm Thầy liền nảy sinh suy nghĩ: Nếu sau này cha mẹ có bệnh trọng, phải cần đến mắt, tay thì Thầy cũng sẵn sàng móc đôi con mắt, chặt đôi bàn tay để dâng lên làm thuốc cho cha mẹ giống như chúa Ba vậy.

Với tâm kính quý Phật Pháp và vâng lời bà nội dạy, ngay từ khi còn nhỏ, Thầy đã siêng năng niệm hồng danh Phật. Năm lên 9 tuổi, trong một lần đi chăn trâu, Thầy ngồi trên đồi niệm Phật thì thấy giữa đám mây trắng, hình ảnh Đức Bồ Tát hiện ra với vầng hào quang hiện ra rất đẹp. Một niềm hạnh phúc lan tỏa trong tâm, ngay sau khi dắt trâu về, Thầy đã lấy bút vẽ lại hình ảnh ấy. Và cũng từ đó, niềm tin về sự tồn tại của Đức Phật trong Thầy được hình thành.

Thời gian cứ thế trôi, Thầy lớn lên trong tình yêu thương cha mẹ cùng anh chị em. Vốn thông minh, hiếu học nên Thầy được tuyển vào các lớp chọn, chuyên của huyện, tỉnh. Đặc biệt, khi lên cấp 3, Thầy được tuyển thẳng vào lớp chuyên Toán duy nhất của tỉnh Hải Dương và tham gia các kỳ thi Quốc gia bộ môn Toán, Lý.

Tại sao Thầy Thích Trúc Thái Minh lại chọn con đường xuất gia?

Một lần về thăm quê, Thầy bất ngờ nghe tin người chị họ mới mất. Thầy bàng hoàng, thảng thốt, vội chạy về thăm ngôi mộ của chị. Đối trước mộ chị với bao cảm xúc, Thầy trăn trở về kiếp nhân sinh và giá trị của cuộc đời này. Thầy nghĩ đến những người thân và bản thân cũng sẽ chết, nằm trong quan tài, vùi xuống đất sâu kia, vậy thì công danh sự nghiệp cũng không còn ý nghĩa gì. Thầy nghĩ: “Sống để làm gì? Chẳng nhẽ sống chỉ để tranh danh, cuối cùng chấm hết bằng nấm mồ thế này? Chết là còn hay hết? Chết mà còn thì mình là cái gì? Mình ở đâu? Như thế nào? Nếu chết là hết, thành đống vô tri vô giác thì cuộc đời thật vô nghĩa”.

Những câu hỏi về sống, chết, về giá trị cuộc đời cứ luẩn quẩn loanh quanh trong đầu khiến Thầy không thể tập trung làm việc. Sau đó, Thầy quyết định xin cơ quan nghỉ một tuần để giải tỏa tâm lý, đi tìm lời giải đáp.

Từ trường Kinh tế Quốc dân, Thầy đến chùa Quán Sứ mong sao tìm được lời giải đáp qua giáo lý đạo Phật. Giữa bạt ngàn kinh sách Phật giáo, Thầy ngẫu nhiên rút ra quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải. Từng lời giảng trong kinh như tháo gỡ hết mọi thắc mắc trong tâm trí, Thầy hạnh phúc thốt lên: “Đây rồi, con đường mình phải đi đây rồi, chân lý là đây!”.

Sau đó, Thầy dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về Phật Pháp. Thầy lập bàn thờ Phật, tu tập tại gia. Một thời gian sau, Thầy cùng một số người bạn thành lập đạo tràng Trúc Lâm Quán Sứ để tu tập, sách tấn nhau cùng tiến bộ.

Nhân duyên một lần, đến thăm nhà người bạn, Thầy đọc được bốn câu kệ:

“Muốn thấy thập phương tất cả Phật

Muốn ban vô tận công đức tạng

Muốn diệt chúng sinh tất cả khổ

Phải nên mau phát Bồ đề tâm”.

Khi đọc xong, toàn thân Thầy rúng động, Thầy biết mình chân thật muốn được phát tâm Bồ đề. Thầy lên chùa Quán Sứ với mong mỏi tìm hiểu về Bồ đề tâm nguyện. Trước bạt ngàn kinh sách của thư viện, Thầy vô tình rút được trên kệ cuốn sách “Khuyến phát Bồ đề tâm văn” của Ngài Thật Hiền Đại Sư. Sau khi tư duy và nghiền ngẫm kỹ lời giảng của Ngài Thật Hiền, Thầy quyết định tìm một vị Thầy để chứng minh cho mình được phát tâm Bồ đề.

Chính vì vậy, ngay từ thuở chùa Ba Vàng mới sơ khai, Thầy cho phép thành lập CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng để Phật tử có môi trường tu tập lục hòa. Lục hòa là sáu pháp hòa hợp, hòa kính mà Đức Phật dạy để cho Tăng chúng, Phật tử tu hành để đời sống chúng ta được hạnh phúc an vui. Đó là thân hòa cộng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân.

Từ CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng đã có nhiều đạo tràng trong và ngoài nước được thành lập. Bắt đầu sơ khởi từ năm 2012 với 10 đạo tràng và 700 thành viên; tính đến tháng 10 năm 2021 đã có gần 250 đạo tràng với hơn 1 vạn Phật tử trải rộng khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Gia Lai, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu… Bên cạnh đó, được sự giáo dưỡng từ Thầy, sự hướng dẫn của Cô chủ nhiệm CLB Cúc Vàng mà Đạo tràng Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng dành cho cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài được thành lập. Chỉ hơn 7 tháng thành lập bắt đầu phát triển địa bàn trên 10 quốc gia, nay đã lên tới trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Anh, Úc, Đức, Cộng hòa Síp, Thái Lan, Singapore, Canada….

Đặc biệt, sự tu tập của các Phật tử CLB Cúc Vàng đã có những kết quả rất lớn. Điều này được minh chứng bằng sự chuyển nghiệp của hàng nghìn Phật tử cùng người thân trong gia đình trên các nghiệp khổ trên thân bệnh, nghiệp bị phi nhân làm hại, chuyển hóa tâm tính. Đây là kết quả rất đáng tán thán của các Phật tử về việc thực hành Pháp Phật, giúp người và bản thân chuyển hóa nghiệp khổ, đạt được hạnh phúc ngay trong hiện tại.

2. Đối với Tăng chúng
Ngoài việc xây dựng chùa Ba Vàng trở thành trung tâm Phật giáo, Thầy Thích Trúc Thái Minh rất coi trọng việc giáo dưỡng và phát triển Tăng chúng. Với chủ trương thực hành theo lời Phật dạy: “Tăng ở thành thị Phật Tổ la, Tăng ở núi rừng Phật Tổ hoan hỷ”. Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng Ni chùa Ba Vàng đang ngày đêm tu tập miên mật trong rừng, thực hành Pháp đầu đà tối thượng và cao quý như thời Đức Phật tại thế, không dám mong được cả 10 phần nhưng làm sao cố gắng được 5, 6 phần và mong nguyện hiện kiếp này, trong Tăng chúng sẽ có người chứng đắc Thánh quả để giữ gìn đạo pháp.

Cho nên, tại chùa có những khu vực nội viện biệt lập và đặc biệt có rừng thiền để cho Tăng chúng tu tập và rèn luyện vô cùng miên mật. Bởi chư Tăng có nghiêm trì giữ giới, tinh tấn tu tập thì mới giữ vững được Phật Pháp; sau đó đem ánh sáng ấy hoằng truyền tới muôn nơi, cứu độ hết thảy cho chúng sinh, khiến chúng sinh thoát khỏi mê lầm, tỏ rọi con đường đi tới chân hạnh phúc của muôn loài.